Dầu dừa có rất nhiều công dụng, từ chữa bệnh cho tới làm đẹp dầu dừa được xem như một liệu pháp đa năng .Dầu dừa được đóng chai và bán rộng rãi trên thị trường là các sản phẩm công nghiệp, thường những sản phẩm này được pha trộn rất nhiều tạp chất và hóa chất để được lợi nhuận cao hơn. Điều này gây tác hại không nhỏ cho người sử dụng.


Làm dầu dừa không khó, chỉ cần bỏ chút thời gian là bạn đã có ngay dầu dừa nguyên chấtđể sử dụng. Bài viết bên dưới mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn 2 cách làm dầu dừa, mỗi cách đều có ưu nhược điểm của nó bạn nhé.
Cách làm dầu dừa bằng phương pháp đun nóng:


Ưu điểm : với cách làm này thì dầu dừa được đun qua nhiệt độ nên hầu như là không còn vi khuẩn gây hư dầu, dầu được bảo quản rất lâu, dầu dừa đun theo dạng này có thể để bên ngoài ở môi trường khô thoáng tới 1-2 năm mà không bị chua.


Nhược điểm : do đun qua nhiệt độ nên các thành phần tinh chất trong dầu dừa nguyên chất như vitamin E,C,A, … bị oxy hóa 1 phần.

Các dụng cụ và nguyên liệu chuẩn bị khi làm dầu dừa :

- 2 ly nước ấm ( khoảng 400ml).
- 1 kg dừa khô đã nạo thành sợi .
- 1 dụng cụ lọc.
- 1 xoang hoặc chảo .
- 1 dụng cụ để khuấy dầu .



Dụng cụ làm dầu dừa


Bước 1 : đổ nước ấm vào thau chứa dừa khô đã nạo thành sợi, dùng tay đảo thật đều cho nước thấm vào bên trong sợi dừa, tốt nhất bạn đảo khoảng 15-20 phút.




Trộn dầu dừa với nước ấm rồi đảo trong 15-20 phút


Bước 2 : dừa nạo sau khi trộn với nước ấm sẽ thành một hỗn hợp , bạn vắt kiệt nước hỗn hợp này ra thành nước cốt dừa nhé (nước cốt này nếu nấu chè cho vào ăn cũng được đó), bạn vắt đến khi thấy dừa nạo trở nên khô như bột.Càng khô càng tốt bạn nhé.




Vắt dầu dừa

Bước 4 : bắt nước cốt này lên một chảo hoặc xoang, có diện tích tiếp xúc với lửa ở đáy càng nhiều càng tốt ( để nước cốt nhanh bốc hết phần hơi nước ), lúc đầu bạn bắt lửa lớn để nước cốt dừa nhanh sôi, khi nước cốt dừa sôi bạn bắt đầu khấy liên tục để dừa không bị cháy ở đáy chảo hoặc nồi nhé và lưu ý bạn nên bật lửa nhỏ để sôi nhẹ thôi vì lúc này đã có lớp cặn dừa đóng ở đáy nồi nếu đảo không đều tay là lửa lớn dầu sẽ dễ bị khét.




Đun dầu để lửa nhỏ


Bước 5 : bạn tiếp tục khấy cho đến khi nước cốt dừa vón cục thành màu vàng, lúc này hơi nước đã dần bốc hơi hết, lúc này dầu đã ra nhưng bạn lưu ý là đợi lúc nước dầu trong veo rồi hẳn dừng đun nhé, vì các bã dừa vẫn còn dính trong dầu, bạn tiếp tục đun các bã dầu mới kết dính hết, nếu vớt dầu ra lúc nà dầu sẽ dễ bị đục, màu không được đẹp .




Đã ra dầu dừa


Bước 6 : khi dầu đã được đun tới mức trong như hình bên trên bạn để dầu thật nguội và các cặn lắng xuống đáy là bạn có thể lọc dầu vào chai thủy tinh để dành dùng dần rồi đó.Bạn lưu ý nên bỏ chai thủy tinh để dầu không bị mất mùi thơm nhé.




Dầu dừa thành phẩm
Cách làm dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh :

Ưu điểm : phương pháp này làm để tốn công sức hơn nhiều so với phương pháp đun nóng, dầu dừa sẽ được nguyên chất hơn các tinh chất vẫn còn nguyên vẹn do không bị quá nhiệt.

Nhược điểm : do không qua quá trình gia nhiệt nên lượng dầu không được ra hết , với phương pháp này dầu sẽ không bảo quản được lâu nếu để ở môi trường bên ngoài thông thường bạn phải sử dụng hết trong vòng 1 tuần. Màu tinh dầu dừa cũng không đẹp như phương pháp đun nóng , dầu có màu đục như nước vo gạo.

Các dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị :

- 1 quả dừa khô.
- 1 dụng cụ nạo dừa ( nắp chai bia hoặc muỗng)
- 1 máy xay.
- 1 hủ thủy tinh.
- 1 bọc vải lọc.

Bước 1 : bản bổ quả dừa khô ra, đổ hết nước và để ráo nước cơm dừa càng khô càng tốt bạn nhé.




Dừa khô

Bước 2 : dùng dụng cụ nạo cơm dừa thật ra thành từng lát nhỏ .




Nạo dừa thành lát nhỏ

Bước 3 : thái cơm dừa ra nhuyễn hơn , thành từng cộng, càng nhuyễn càng tốt.


Thái dừa thành từng lát nhỏ


Bước 4 : cho cơm dừa vào máy xay , bạn cho tí nước vào cho dễ xay nhé.


Cho các lát dừa vào máy xay


Bước 5 : xay cơm dừa đến độ thật nhuyễn như bột .

Bước 6 : lấy cơm dừa đã xay nhuyễn ra khỏi máy xay , rồi bỏ vào bọc vải lọc.


Cho dừa xay vào vải lọc


Bước 7: bạn dùng tay vắt kiệt nước trong cơm dừa đã xay này vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn nhé.


Vắt kiệt bột dừa


Bước 8 : đậy kín nắp lọ thủy tinh chứa nước cốt vừa mới vắt này rồi để nơi khô rao trong vòng 24 giờ.


Đậy kín nắp lọ thủy tinh


Bước 9 : sau 24 giờ trên bề mặt nước cốt sẽ xuất hiện một lơp ván mỏng màu trắng.


Lớp ván dầu


Bước 10 : đưa lọ thủy tinh vào ngăn mát của tủ lạnh, sau 2-3 giờ lớp ván này sẽ đông cứng lại.


Bước 11 : bạn vớt lớp ván này ra là bạn đã có được một lọ dầu dừa rồi đó.


Vơt lớp ván bên trên ra


Làm dầu dừa rất đơn giản nhưng mất rất nhiều thời gian, nếu các bạn không có thời gian để làm dầu dừa thủ công tại nhà thì có thể mua dàu dừa hanmade làm tại nhà, bạn có thể tham khảo địa chỉ mua dầu dừa nguyên chất nhé.

Sản phẩm dầu dừa nguyên chất - làm thủ công tại nhà.
 Đơn giá: Chai 1.000ml giá 70.000 Đồng
(Có hủ lớn theo yêu cầu)
Mua từ 2 hủ giao hàng tân nơi


Hotline: 0903880905